Top 8 các kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà ba mẹ không nên “bỏ quên”

Ngay từ những năm đầu đời, trẻ đã có nhận thức nhạy bén về thế giới xung quanh. Việc học hỏi và tiếp thu mọi thứ cũng nhanh hơn so với người bình thường. Bộ não của trẻ lúc này như một tờ giấy trắng, và việc mà ba mẹ cần làm là giúp trẻ “tô màu” cho tờ giấy đó. Đây cũng là giai đoạn trẻ hình thành những thói quen, kỹ năng để trang bị cho bản thân trước môi trường xung quanh. Và điều quan trọng nhất mà ba mẹ cần làm lúc này là trang bị trị các kỹ năng sống cho trẻ mầm non một cách hiệu quả và hình thành cho con các thói quen tốt. Cùng điểm qua 8 kỹ năng cần thiết cho con nhất sau đây nhé!

 

1. Kỹ năng tự ăn, tự uống

Đây là kỹ năng cơ bản nhất mà ba mẹ cần trang bị cho con mình ngay từ khi con biết cầm nắm đồ vật, biết ngồi vào bàn ăn. Kỹ năng tự ăn giúp bé hình thành thói quen tốt cho bản thân ngay từ việc ăn uống, và khi vào trường mầm non, bé cũng có thể tự ăn uống mà không cần đợi cô giáo đút ăn. Điều đó cũng khiến ba mẹ an tâm hơn khi có việc bận hay đi công tác xa nhà.

Hình thành thói quen tự ăn uống cho con từ bé

Hình thành thói quen tự ăn uống cho con từ bé

 

2.Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Các bé cần được dạy cách chào hỏi người lớn và cách nói lời cảm ơn, xin lỗi ngay từ khi còn nhỏ. Đó là những cách ứng xử đơn giản hình thành nên tính cách của bé sau này. Bên cạnh đó, ba mẹ cần hướng dẫn con cách bắt chuyện và giao tiếp với mọi người xung quanh, cách xin giúp đỡ khi gặp khó khăn,… để con có thể tự tin hơn trong giao tiếp.

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử với mọi người xung quanh

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử với mọi người xung quanh

>>>Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ

 

3. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Các hoạt động hằng ngày như tự tắm rửa, đánh răng, rửa mặt, vệ sinh cá nhân,.. cần để cho bé tập làm và hình thành thành thói quen mỗi ngày. Để khi vào trường mầm non bé sẽ có thể tự giác giữ vệ sinh cho bản thân và giữ vệ sinh chung cho mọi người. Ba mẹ có thể cùng con đánh răng, rửa mặt mỗi sáng và tối để tạo sự hứng thú cho con.

Tập cho trẻ cách tự chăm sóc bản thân

Tập cho trẻ cách tự chăm sóc bản thân

 

4. Kỹ năng học hỏi và thắc mắc

Lứa tuổi mầm non là giai đoạn trẻ nhạy cảm với thế giới xung quanh nhất. Bất cứ những gì bé nhìn thấy sẽ đều hình thành một thắc mắc và tò mò. Điều ba mẹ cần làm lúc này là giúp con giải quyết các thắc mắc ấy và tạo điều kiện để con tiếp xúc với nhiều thứ hơn, giúp bé tò mò và đặt ra nhiều câu hỏi hơn, việc đó rất tốt cho sự phát triển tư duy của con.

 

5. Kỹ năng giúp đỡ và chia sẻ

Lắng nghe và chia sẻ là yếu tố hình thành nên tính cách của bé, giúp bé trở thành người thấu hiểu, nhân hậu và biết quan tâm mọi người xung quanh hơn. Và ba mẹ chính là tấm gương mà con noi theo, bắt đầu từ những hành động đơn giản nhất như giúp ba mẹ dọn dẹp bát đĩa sau khi ăn, giúp ba tưới cây, giúp mẹ xếp quần áo,… Sau đó, hãy dành cho bé lời khen hoặc lời cảm ơn để bé cảm thấy việc mình làm có giá trị và giúp ích cho mọi người.

Hướng dẫn bé làm những việc đơn giản phụ giúp ba mẹ

Hướng dẫn bé làm những việc đơn giản phụ giúp ba mẹ

 

6. Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng này thường phổ biến trong môi trường giáo dục tiểu học, trung học hoặc cao hơn. Tuy nhiên, trẻ mầm non cũng cần được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Làm việc nhóm ở đây là cùng bạn bè tham gia các hoạt động tập thể như cùng nhau trồng cây, cùng nhau chơi trò chơi do thầy cô tổ chức, giúp trẻ kết nối và hoà nhập với bạn bè và thầy cô.

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm

 

7. Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm

Do còn nhỏ nên đôi lúc các bé không nhận biết được những nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh mình đến từ những điều đơn giản nhất như nước sôi, ổ điện, động vật nguy hiểm,… Vì vậy, ba mẹ nên nhắc nhở và dạy cho con biết được nguy hiểm đến từ đâu và cách phòng tránh nó. Giúp bé tăng khả năng tự vệ cho bản thân, từ việc không nên nhận đồ từ người lạ hay nghe lời người lạ.

 

8. Kỹ năng bơi lội

Tập cho trẻ biết bơi từ bé chăng những rèn luyện sức khỏe mà còn giúp trẻ sinh tồn được trong những tình huống nguy hiểm khi vui chơi gần ao hồ, sông suối. Đây là độ tuổi mà khung xương của bé còn mềm dẻo, dễ dàng tập luyện kỹ năng bơi lội và biết bơi nhanh.

 

Bài viết trên đây là những kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà mỗi bậc phụ huynh nên trang bị cho con mình càng sớm càng tốt, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hình thành các thói quen tốt của bé trong tương lai.

 

More Articles for You