9 kỹ năng giao tiếp cơ bản hiệu quả mà muốn thành công ai cũng cần phải có

Trong giao tiếp thường ngày, việc bạn nắm bắt tốt những kỹ năng giao tiếp căn bản sẽ giúp người đối diện cảm thấy ấn tượng và có cái nhìn đầy thiện cảm hơn với bạn. Giao tiếp thường ngày là một hành động không thể thiếu đối với mỗi chúng ta và kĩ năng bạn cần trang bị cho bản thân chính là kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng nói chuyện, kỹ năng chào hỏi và tạm biệt,…và còn nhiều kĩ năng khác nữa.

9 kỹ năng giao tiếp cơ bản và hiệu quả nhất mà bất cứ ai cũng cần phải có

Kỹ năng lắng nghe

Hãy tưởng tượng khi bạn tìm gặp một người bạn và tâm sự về những khó khăn mà mình đang gặp phải, nghĩa là bạn đang muốn tìm kiếm một người biết lắng nghe thật sự. Bạn không yêu cầu người đó giải quyết mọi vấn đề thay mình nhưng bạn chỉ muốn họ lắng nghe và thấu hiểu. Người có kỹ năng lắng nghe khi giao tiếp sẽ không bao giờ ngắt lời đối phương.

Tuy nhiên nếu chỉ ngồi yên và lắng nghe sẽ làm đối phương lo lắng, không biết bạn có đang thực sự lắng nghe và chú tâm đến những gì họ đang nói hay không. Do vậy trong quá trình lắng nghe, hãy phản hồi lại bằng các động tác như gật đầu, mỉm cười, ngạc nhiên,…để đối phương hiểu bạn đang lắng nghe và quan tâm đến câu chuyện của họ.

Xem thêm các khóa học kĩ năng trong giao tiếp tại VietnamWorks Learning.

kỹ năng lắng nghe khi giao tiếp

Kỹ năng quan sát

Nếu bạn biết nắm bắt và hoàn thiện, thành thạo về kỹ năng quan sát khi giao tiếp thì chắc chắn sẽ giúp cho cuộc hội thoại của bạn đạt hiệu quả cao như mong đợi. Khi biết quan sát, bạn sẽ nhận ra tâm tư tình cảm của đối phương để từ đó điều chỉnh cách ứng của bản thân sao cho phù hợp.

Họ đang tức giận, hãy dừng những gì mà bạn đang nói, hoặc tìm cách giúp họ “hạ nhiệt”. Khi họ đang buồn, hãy an ủi họ. Còn nếu họ đang chán nản, hãy chuyển chủ đề nói chuyện để thay đổi tâm trạng của họ,…Bạn có thể quan sát bằng cách dựa vào ánh mắt, cử chỉ hành động, dáng ngồi,…của đối phương.

Đặc biệt đối với nhân viên tiếp thị, quan sát khách hàng sẽ nhận biết được lúc nào khách hàng có xu hướng “rung động”, nghĩa là những gì bạn nói về sản phẩm đã có tác động đến họ.

Kỹ năng nói chuyện và diễn đạt

Trong giao tiếp, nếu bạn chỉ biết lắng nghe thì không còn gọi là giao tiếp nữa mà còn phải biết bộc lộ, nói lên quan điểm, ý nghĩ và tâm tư của mình cho đối phương hiểu rõ. Theo đó, bạn cần phải học cách diễn đạt rõ ràng và mạch lạc, đúng vào trọng tâm, tránh kiểu nói lan man gây mất thời gian, thậm chí còn gây khó chịu cho người nghe.

Nói giọng đều đều khiến mọi thứ bạn nói thành ra nhạt nhẽo. Thay vào đó, tùy thuộc vào tầm quan trọng của chuyện đang được đề cập mà bạn sẽ điều chỉnh tốc độ nói cho phù hợp.

Khi tổng kết vấn đề hoặc chỉ lướt qua, nói nhanh lên. Khi cung cấp thông tin mới hay giới thiệu một khái niệm quan trọng, hãy chậm lại.

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể khi giao tiếp

  • Ngẩng cao đầu:

Vị trí của đầu cũng như vị trí của lưng, điều đã được phản ánh trong những diễn đạt thông thường. Ngẩng cao đầu – Tự tin và quyết đoán. Cúi gằm mặt – Bạn bị đánh bại.

Ngẩng cao đầu khi giao tiếp không chỉ thuyết phục người khác, mà còn bao hàm yếu tố sinh lý trong đó. Lời nói như bị nghẹn lại ở cổ khi bạn cúi đầu, hơi khó thoát ra hơn khiến việc diễn đạt không được rõ ràng.

  • Đứng – ngồi thẳng lưng nhưng hãy thả lỏng:

Tài hùng biện không chỉ nằm ở lời nói mà còn ở ngôn ngữ cơ thể. Vị trí lưng là nền tảng ngôn ngữ cơ thể và là cơ sở cho sự thuyết phục.

Gù lưng cho thấy bạn thiếu tự tin vào lời nói của mình, thiếu tự tin vào chính bản thân. Dáng lưng thẳng quá mức lại nói lên bạn là người thiếu quyết đoán. Dáng lưng thẳng nhưng thư thái đặt bạn vào trạng thái tinh thần và thể chất mà lời nói trôi đi nhẹ nhàng và dễ dàng. Nhớ, lưng thẳng và mắt hướng về phía trước.

kỹ năng giao tiếp căn bản

Kỹ năng đặt câu hỏi

Đã bao giờ bạn cảm nhận rằng, mình đã vận dụng hết những kỹ năng giao tiếp cơ bản với người khác nhưng lại không hiểu được họ chưa? Đó là do hai bên luôn có sự ngăn cách về lập trường và thường chỉ nói về vấn đề của riêng mình. Và kỹ năng đặt câu hỏi khi giao tiếp chính là cách để chúng ta thấu hiểu và đưa câu chuyện về một hướng.

Tùy vào trường hợp và thông tin bạn muốn nhận được từ đối phương là gì để lựa chọn loại câu hỏi. Nếu bạn muốn biết thông tin bạn chưa biết, hãy đặt câu hỏi mở. Ngược lại câu hỏi đóng sẽ sử dụng khi bạn muốn xác nhận thông tin mình đã biết rồi.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Nên nhớ rằng, trong quá trình giao tiếp, những hành vi bốc đồng, những hành động thể hiện sự chấp nhặt, tức giận,…luôn có tác động rất xấu đến mối quan hệ của bạn và người đối diện. Và cách để chúng ta có thể vượt qua được chính là kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp.

Khi bạn kiểm soát được cảm xúc của bạn, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng, quản lý sự căng thẳng, tạo nên tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác.

kỹ năng mời hẹn trong giao tiếp

Kỹ năng chào hỏi và tạm biệt

Trong 10 kĩ năng giao tiếp cơ bản, chào hỏi cần áp dụng linh hoạt đối với từng đối tượng trong những trường hợp giao tiếp khác nhau như người mới quen, bạn bè hay đối tác kinh doanh,…Bên cạnh kỹ năng chào hỏi là kỹ năng tạm biệt, nếu không biết cách nói lời chào sẽ dễ trở thành người bất lịch sự và làm mất cơ hội cho một cuộc nói chuyện lần sau.

Nếu có nhu cầu đăng ký tham gia các khóa học rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả, các bạn nên tìm tới trung tâm của VietnamWorks Learning và cập nhật nhanh các khóa học thực hành giao tiếp tại đây để nâng cao thêm khả năng giao tiếp tại nhiều môi trường khác nhau nhé.

Chúng tôi vừa chỉ ra cho bạn những kỹ năng giao tiếp căn bản và hiệu quả nhất để thực sự gây chú ý đối với tất cả mọi người xung quanh giúp truyền cảm hứng thành công cho đối tượng người nghe. Khi bạn có được những kĩ năng trong giao tiếp tốt và chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ thu về nhiều kết quả cao trong công việc lẫn cuộc sống, thế nên hãy lưu lại bài viết này, xem nó như “bí kíp gối đầu” hữu dụng cho mình nhé. Chúc các bạn thành công.

More Articles for You