Bạn luôn muốn có thể nói chuyện với mọi người một cách thân thiện hơn và được họ yêu quý. Thế nhưng bạn lại luôn tạo cho người đối diện sự khó chịu. Bài viết dưới đây là kinh nghiệm được tích lũy qua các khóa học kỹ năng giao tiếp giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp tại nhà.
Ngôn ngữ cơ thể sẽ được thể hiện thông qua những cử chỉ, nét mặt, ánh mắt hay các hành động đi kèm khi bạn giao tiếp với mọi người. Ví dụ như trong một buổi phỏng vấn, thì đừng quên rằng bạn luôn giao tiếp với các nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn không nói 1 từ nào vì chỉ cần thông qua ánh mắt hay cách mà bạn để tay,cử chỉ thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào về bạn.
Nếu bạn biết tận dụng tốt ngôn ngữ cơ thể của mình thì có thể sẽ giúp cho việc diễn đạt của bạn trở lên hiệu quả và sinh động hơn rất nhiều, vậy để sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả khi giao tiếp bạn cần làm như thế nào.
Bạn hãy tận dụng nhiều cử chỉ thích hợp để hỗ trợ khi bạn nói. Bạn có thể đứng trước một tấm gương lớn và để ý kỹ tới ánh mắt hay nét mặt, hoăc nghĩ về những ngón chân của bạn. Đây chính là một thủ thuật nhỏ để giúp bạn tập trung nghĩ về những ngôn ngữ cơ thể mà bạn muốn diễn đạt. Hay bạn có thể tạo 1 tư thế ngồi thật đầy năng lượng nếu bạn cần tăng thêm tự tin trước một cuộc nói chuyện quan trọng. Bạn cũng nên học cách đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác để bạn có thể phản hồi lại với họ một cách phù hợp.
Những từ như “Ừm” “à”… chiếm một phần không nhỏ trong cách nói hay cách diễn đạt của mỗi người hằng ngày. Dù việc sử dụng những từ này không hề sai những nó lại cho người đối diện một cảm giác rằng bạn đang thiếu tự tin và làm cho mạch nói của chúng ta ngắt quãng một cách khó chịu. Do vậy, hãy học cách loại bỏ chúng để tăng tính thuyết phục hoặc tạo ra sự tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.
Để sửa được thói quen nói các từ dư thừa như vậy, khi diễn đạt thì bạn hãy để ý kĩ khi nào bạn định dùng những từ như “ừm”, “như là”…thì bạn hãy tạm ngưng lại trước khi bắt đầu nói tiếp. Đôi khi những từ dư thừa đó xuất hiện nhiều do bạn mất bình tĩnh hoặc thiếu tự tin khi nói chuyện. Vậy nên, khi bạn cảm thấy không tự tin hoặc mất bình tĩnh, bạn có thể lấy lại tinh thần bằng cách bỏ tay ra khỏi túi quần hoặc đơn giản là thư giãn, thả lỏng bản thân một chút.
Sự tạm ngưng khi nói chuyện này đôi khi có thể tạo ra 1 chút khó chịu cho bạn nhưng vẫn hơn là bạn tạo cảm giác đó cho người nghe.
Một cuộc nói chuyện nhỏ là một đề tài mà chắc chắn không phải ai cũng có thể làm tốt được. Khi nói chuyện với người khác, bạn chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc để xảy ra sự im lặng đặc biệt là cảm giác ngại ngùng với những người bạn mới quen. Do vậy bạn cần có trước một kế hoạch hay một kịch bản được chuẩn bị để việc giao tiếp của bạn được thuận lợi hơn.
Và bạn cũng có thể biến một cuộc nói chuyện ngắn thành một mối quan hệ lâu dài bằng cách chia sẻ thông tin về bản thân và biết đâu có thể tìm thấy điểm chung giữa 2 bên sau cuộc nói chuyện này.
Những câu chuyện là cách rất hiệu quả để bạn tạo ấn tượng với người khác, chúng kích thích não bộ hoạt động, sự diễn đạt được cuốn hút, thuyết phục hơn hoặc nó có thể giúp ta ghi điểm trong một buổi phỏng vấn.
Bạn có thể học cách kể chuyện với người khác qua khóa học Storytelling
Chúng ta phải nhìn nhận rằng đôi khi chúng ta không thể tránh khỏi những lúc bị lơ đãng hoặc nghe nhầm lời người khác nói.
Trong tình huống này bạn hãy đặt lại những câu hỏi hoặc nhắc lại ý của người nói để thể hiện rằng bạn đang quan tâm, tập trung tới những gì họ nói . Cách này cũng giúp bạn xác minh lại chắc chắn thông tin bạn vừa nghe và tránh gây hiểu lầm.
Điều này cũng hữu ích đối với một cuộc nói chuyện ngắn và tránh được những khoảnh khắc im lặng do ngại ngùng. Thay vì cố gắng nói chuyện về những chủ đề khô khan như thời tiết thì bạn hãy hỏi bạn của bạn nhưng câu hỏi “Có định đi du lịch ở đâu trong hè này không?”, “Bạn thích xem phim không? thể loại gì…?, và sâu chuỗi chúng lại để hiểu thêm về đối phương, vì ngoài những điều thú vị trong khi giao tiếp thì người đối diện có thể sẽ vui hơn khi có được sự quan tâm của người khác.
Có vẻ như bạn sẽ hơi bất lịch sự khi chỉ chú tâm vào điện thoại trong khi ai đó đang nói hay đi chơi cùng với họ. Chúng ta thường quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ và khó xa rời khỏi chúng dù đang nói chuyện với người khác. Do đó, bạn hãy cố gắng để tránh xa việc sử dụng chúng khi đang nói chuyện với mọi người, xóa các trò chơi giải trí khỏi điện thoại của bạn nếu cần thiết.
Tất nhiên khi giao tiếp với mọi người bạn nên nói ngắn gọn và rõ ràng. Điều này sẽ giúp người nghe dễ hiểu. Ngay cả trong cách giao tiếp bằng văn bản như email cũng vậy. Người ta thường sẽ không muốn dành quá nhiều thời gian để đọc một email quá dài giới thiệu về bản thân bạn hay đọc những thông tin không cần thiết, nhàm chán. Vậy nên bạn hãy cố gắng để sử dụng ngôn từ ngắn gọn khi viết email cho người khác.
Giao tiếp cũng như một con đường 2 chiều, chính vì vậy bạn nên suy nghĩ không chỉ 1 hướng mà bạn cũng nên thử luyện tập suy nghĩ theo hướng ngược lại để có cái nhìn thấu đáo hơn với mọi việc. Điều đó cũng phần nào giúp bạn hiểu hơn về quan điểm của người đối diện. Sự đồng cảm sẽ giúp bạn tiến rất xa trong mối quan hệ giao tiếp, nó sẽ giúp bạn hiểu được đối phương mà thậm chí không cần phải nói ra. Sự đồng cảm cũng tạo nên sự tin tưởng và bạn dễ nhận được sự chia sẻ chân thành của người đối diện hơn.
Cuối cùng, đi chung với những điều trên, điều quan trọng nhất bạn có thể làm để cải thiện giao tiếp là lắng nghe để thấu hiểu. Lắng nghe là cả một nghệ thuật, nếu bạn chỉ nghe một cách hời hợt và lơ đãng thì đó cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng người nói.
Do đó, sự nhiệt tình lắng nghe của bạn có thể sẽ biến thành chất xúc tác giúp người nói có tinh thần để nói tốt hơn và sẵn sàng chia sẻ thông tin với bạn. Bạn cũng có thể học hỏi được rất nhiều thứ từ việc lắng nghe người khác và cũng như hiểu hơn về bạn của mình.
Để có thể cải thiện tốt hơn kỹ năng giao tiếp của mình với mọi người, bạn có thể tham khảo khóa học kỹ năng giao tiếp hiệu quả của VietnamWorks Learning.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác về kỹ năng giao tiếp tại trang web của VietnamWorks Learning.
Câu hỏi "Bằng A Level là gì?" luôn là tâm điểm chú ý của đông…
Hạnh phúc là hành trình được vun đắp từ những nền tảng vững chắc ngay…
Kỹ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển toàn…
Giáo dục quốc tế đang ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều…
Đây là câu hỏi luôn trăn trở trong lòng các bậc phụ huynh khi cân…
Trong những năm gần đây, học phí trường quốc tế đang trở thành chủ…