Trẻ mầm non đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách. Còn non nớt về tình cảm và thể chất. Trẻ đang còn tiếp thu mọi thứ từ cuộc sống đa dạng xung quanh. Do đó chương trình mầm non dạy về kỹ năng sống sẽ giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống. Tự làm chủ hành động, trách nhiệm của mình. Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ một số thông tin để bố mẹ có tiền đề để áp dụng.
Lý do bé nên học kỹ năng sống
Mỗi đứa trẻ được sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau và sở hữu những điểm yếu, điểm mạnh riêng. Tuy nhiên trong môi trường tập thể sau này, các bé cần có kỹ năng nhất định để hòa nhập với bạn bè. Những kỹ năng này rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Mầm non là độ tuổi có thể rèn luyện kỹ năng cũng như thói quen cho bé để biết cách tự lập vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Trẻ mầm non hoàn toàn có thể tự làm một số việc mà không cần sự hỗ trợ từ người lớn như đánh răng, mặc quần áo, tự ăn,… Mọi thứ có thể không dễ dàng với trẻ nhỏ ban đầu nhưng dần dần sẽ hình thành thói quen tự lập hơn cho trẻ. Nếu các bé đi trường mẫu giáo sớm sẽ được chỉ dẫn những kỹ năng này sẽ được chỉ dạy nhiều hơn.
>>> Tham khảo: Chương trình giáo dục mầm non quốc tế Việt – Úc (VAS)
Kỹ năng ứng xử
Cha mẹ nên chỉ dạy cách ứng xử cho con đúng cách để trẻ tự tin hòa nhập với môi trường xung quanh. Những điều cơ bản mà đứa trẻ nào cũng nên biết như chào hỏi mọi người, nói cảm ơn và xin lỗi,… Trẻ là những bản sao của bố mẹ, chúng bắt chước hành động và lời theo người lớn rất nhanh do đó bố mẹ nên là tấm gương để trẻ noi theo. Bên cạnh đó khi trẻ phạm sai lầm nên nhắc nhở và chỉnh sửa nhẹ nhàng không nên la mắng gây áp lực cho trẻ.
Kỹ năng chia sẻ và giúp đỡ mọi người
Hãy dạy các bé cách quan tâm, giúp đỡ mọi người từ những điều đơn giản hằng ngày như phụ bố mẹ cho bát đĩa vào bồn rửa sau khi ăn, tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong,… Hoặc khi gặp những người xung quanh gặp khó khăn hay gợi ý cho trẻ chia sẻ và giúp đỡ bằng những cách khác nhau dù chỉ là điều nhỏ nhất.
Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
Trong xã hội phức tạp hiện nay các bé nên được dạy những kỹ năng phòng tránh nguy hiểm như không đi theo người lạ, không nhận đồ ăn thức uống từ người lạ hay tránh xa những đồ vật, khu vực nguy hiểm.
Kỹ năng học hỏi
Trẻ mầm non có rất nhiều điều tò mò và muốn khám phá xung quanh. Các bậc phu huynh nên tạo môi trường thuận lợi để trẻ rèn luyện và phát huy kỹ năng. Tạo thói quen cho trẻ bằng cách mua sách để tập đọc, cùng trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Bên cạnh đó nên khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và cùng nhau tìm lời giải. Đặc biệt ở môi trường mầm non trẻ càng có nhiều cơ hội được khám phá bài bản theo lộ trình.
>>> Tham khảo: Môi trường học tập tại trường mầm non quốc tế Việt – Úc (VAS)
Kỹ năng vượt qua trở ngại
Nên tạo thói quen cho trẻ vượt qua khó khăn mà không cần hỗ trợ từ người lớn để trẻ không ỷ lại. Chẳng hạn động viên trẻ tự đứng lên khi vấp ngã. Để trẻ tự giải quyết các vấn đề hay bày trẻ cách bộc lộ cảm xúc theo hướng tích cực.
Những bước giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Thông qua sinh hoạt hằng ngày
Những hành động lặp đi lặp lại hằng ngày sẽ rèn luyện thành kỹ năng cho trẻ và thực hiện công việc một cách dễ dàng. Bên cạnh đó việc sinh hoạt hằng ngày không chỉ gói gọn trong một vài hoạt động mà còn nhiều phát sinh khác nên dây sẽ là môi trường tốt để hình thành kỹ năng sống.
Thông qua hoạt động vui chơi
Đứa trẻ nào ở độ tuổi này cũng thích vui chơi, chạy nhảy. Khi tham gia các trò chơi với bạn bè sẽ học được cách hợp tác, hỗ trợ trong các nhiệm vụ trò chơi. Từ đó phát huy khả năng giao tiếp, giải quyết tình huống.
Thông qua xem phim và kể truyện
Bố mẹ nên lưu ý khi lựa chọn phim hoạt hình cho con với nội dung dễ hiểu, đáng yêu cùng với nội dung mang tính nhân văn gần gũi với các bé như tình cảm gia đình, bạn bè, giúp đỡ và chia sẻ với mọi người. Các bộ phim và câu truyện sẽ giúp trẻ gợi ý cho trẻ cách hành xử và giải quyết tình huống.
Chương trình giáo dục mầm non về kỹ năng sống là điều cần thiết mà bố gia đình và nhà trường nên đặt lên hàng đầu để. Để có kế hoạch và phương pháp phù hợp cho từng trẻ. Đây là nền tảng cơ bản để trẻ phát triển trong cuộc sống sau này. Do đó bố mẹ nên có cân nhắc kỹ lượng để chọn được chương trình phù hợp nhất cho con trẻ.