Việc khám phá tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, giai đoạn vàng để hình thành và bồi dưỡng kỹ năng ngôn ngữ, là điều không hề dễ dàng đối với ba mẹ. Bài viết này cung cấp những lý do vì sao cần bắt đầu từ sớm và giải pháp hiệu quả để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ toàn diện, tự tin giao tiếp và sẵn sàng cho hành trình học tập phía trước.
Các giai đoạn phát triển mà ba mẹ cần lưu ý
Trẻ ở độ tuổi mầm non có thể được chia thành 3 giai đoạn phát triển ngôn ngữ chính mà ba mẹ có thể tham khảo:
- Từ 0 đến 12 tháng tuổi
Trẻ bắt đầu phát âm những âm thanh đơn giản như “a”, “o”, “u”. Các bé cũng bắt đầu hiểu được những từ đơn giản như “mẹ”, “ba” hay những âm đơn giản khác. Ở độ tuổi này, việc sử dụng cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt và tiếng khóc để thể hiện nhu cầu và cảm xúc sẽ diễn ra thường xuyên nên yêu cầu sự quan sát của ba mẹ để đáp ứng kịp nhu cầu của trẻ.
- Từ 12 đến 24 tháng tuổi
Vốn từ vựng sẽ tăng lên khoảng 50 từ và trẻ sẽ nói được các từ đơn giản như “baba” hay “byebye”. Các yêu cầu đơn giản như “đưa cho mẹ”, “đi chơi” cũng được các bé hiểu được nhanh chóng và tăng khả năng hiểu được từ ngữ phức tạp hơn.
- Từ 24 đến 36 tháng tuổi
Trẻ bắt đầu nói những câu đơn giản gồm 3 – 4 từ như “mẹ ơi đi chơi” hay “muốn ăn cơm”. Ở giai đoạn này, ba mẹ nên khuyến khích việc đặt câu hỏi để kích thích tư duy và luôn giao tiếp với bé thường xuyên để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là điều phụ huynh cần chú trọng
Tầm quan trọng của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Ngôn ngữ là “cầu nối” giao tiếp và truyền đạt thông tin, là cơ sở cho sự hình thành của tư duy và nhận thức. Từ 3 đến 5 tuổi là thời kỳ đầu tiên trong cuộc đời, khi trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới xung quanh và học hỏi từ những người xung quanh. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này là rất quan trọng. Trong đó, việc này đem lại những lợi ích như sau:
– Hiệu quả cao trong việc giao tiếp: Trẻ có thể tự tin chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn, giúp trẻ được thấu hiểu và là cầu nối giúp trẻ kết nối với bạn bè, gia đình, thầy cô và những người xung quanh, tạo dựng nền tảng cho các mối quan hệ bền vững trong tương lai.
Sự giao tiếp giữa bạn bè và thầy cô giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp
– Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề: Các em học sinh sẽ được học cách giải quyết các mâu thuẫn bằng cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt rõ ràng vấn đề mà mình đang gặp phải, từ đó giúp hiểu rõ bản chất của vấn đề một cách logic.
– Hành trang cho cánh cửa tri thức tương lai: Học được ngôn ngữ từ sớm sẽ tạo cơ hội cho việc giao tiếp với thầy cô, bạn bè, ba mẹ trở nên dễ dàng hơn. Sự chủ động trong việc sử dụng ngôn ngữ để đặt câu hỏi và giải đáp thắc mắc, kích thích sự phát triển tư duy tò mò và ham học hỏi.
>>> Xem thêm: Những tips cực hay giúp hỗ trợ trong việc phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ
VAS mầm non – Giải pháp giúp ba mẹ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
VAS Mầm non là hệ thống trường mầm non chất lượng cao với môi trường học tập hiện đại và đội ngũ giáo viên tâm huyết và có chuyên môn cao trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Các em học sinh sẽ được hình thành nền tảng ngôn ngữ bao gồm Tiếng Việt và Tiếng Anh, được thiết kế logic giúp trẻ có thể học được song ngữ một cách hiệu quả.
Thêm vào đó, độ tuổi mẫu giáo là độ tuổi cần đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất giúp hình thành hệ miễn dịch tốt cho cơ thể của trẻ, vì vậy tại VAS, trường luôn chú trọng xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé phát triển khỏe mạnh.
Sự trợ giúp lý tưởng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ – VAS
Lời kết
Việc phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng và cần được chú trọng bởi các bậc phụ huynh trong giai đoạn “vàng” này. Hãy dành thời gian và tạo điều kiện cho trẻ được phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non vì đây là nền tảng cho sự thành công trong tương lai.