Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đúng thời điểm, đúng cách sẽ giúp cho trẻ hoạt ngôn, lanh lợi, hỗ trợ quá trình học tập tốt hơn. Để nắm rõ hơn về lợi ích, phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, xin mời quý phụ huynh tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Từ khi bắt đầu sinh ra trẻ đã biết giao tiếp với ba mẹ bằng các cử chỉ, hành động như khóc, đòi bú sữa…Cho đến 6 tháng tuổi trẻ biết nhận thức và bi bô tập nói. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mầm non đem đến nhiều lợi ích to lớn, thiết thực chẳng hạn như:
Phụ huynh có thể xem thêm các trường quốc tế tại TPHCM tại đây để lựa chọn cho trẻ một môi trường học tập, rèn luyện phù hợp nhất.
Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đúng cách, chúng ta cần dựa vào độ tuổi của bé để lựa chọn phương pháp dạy và rèn luyện sao cho hợp lý. Đối với trẻ trong độ tuổi mầm non cha mẹ và thầy cô nên áp dụng các cách sau:
Dạy trẻ tập nói, tập nghe là phương pháp cơ bản nhất trong quá trình giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Trong độ tuổi mầm non, trẻ rất dễ bắt chước lại lời nói và hành động từ người khác. Chính vì vậy, cha mẹ nên dạy trẻ những điều đúng đắn, chuẩn mực.
Có thể dạy cho trẻ tập nói thông qua việc đánh vần, đọc chữ, xem các chương trình thiếu nhi, ca nhạc, hoạt hình bổ ích. Trường hợp bé nói không rõ chữ chúng ta cần sửa ngay để tránh trường hợp tạo thành thói quen, khi lớn lên rất khó điều chỉnh.
Xem thêm: Top 11 cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả
Trò chuyện cùng trẻ thường xuyên không chỉ giúp con bồi dưỡng tình cảm mà còn hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ hiệu quả. Trên thực tế cha mẹ luôn bận bịu với công việc mỗi ngày. Chính vì vậy, sau giờ làm việc, trước khi đi ngủ ba mẹ nên dành thời gian tâm sự, chia sẻ cùng con. Đặc biệt là kể cho con nghe những mẩu chuyện vui theo đúng độ tuổi của bé sẽ giúp con tiếp thu nhanh hơn.
Tham gia các trò chơi cùng bạn bè không chỉ giúp trẻ thoải mái, vui vẻ, vận động thể chất mà còn hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ hiệu quả.
Một số trò chơi kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được kể đến như: Đồng hồ tích tắc, bắt chước âm thanh – tiếng kêu, trò chơi nói chuyện điện thoại, trò chơi luyện giọng, chiếc túi thần kỳ, trò chơi đếm bộ phận trên cơ thể.
Các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, làm thơ, tập hát, nhảy múa…đều là những yếu tố quan trọng kích thích trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ. Khi học hát, tập đọc thơ sẽ giúp con điều chỉnh được ngữ điệu, đồng thời tăng khả năng quan sát, trí tưởng tượng cho trẻ thông qua các hình ảnh, nốt nhạc.
Ngoài những thời gian học tập trên lớp, phụ huynh nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, đi công viên, tham quan sở thú…Điều này không chỉ giúp con cảm thấy thoải mái, thích thú khi được thư giãn mà còn tăng khả năng tiếp thu thông tin, phát triển ngôn ngữ hiệu quả.
Trẻ mầm non từ 2 – 5 tuổi là thời điểm quan trọng mà cha mẹ nên bổ sung thêm ngôn ngữ thứ hai cho bé. Ở độ tuổi này con tiếp thu nhanh nhạy, kích thích trí não phát triển, đồng thời tăng khả năng giao tiếp, trau dồi vốn ngôn ngữ tốt hơn.
Như vậy có thể thấy, định hướng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non sớm, đúng phương pháp sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, hỗ trợ quá trình học tập của bé tốt hơn. Nếu cha mẹ đang muốn tìm kiếm cho trẻ một môi trường quốc tế, giúp con phát triển toàn diện thì trường quốc tế Việt Úc (VAS) là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Tham khảo thêm: VAS giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non như thế nào?
Câu hỏi "Bằng A Level là gì?" luôn là tâm điểm chú ý của đông…
Hạnh phúc là hành trình được vun đắp từ những nền tảng vững chắc ngay…
Kỹ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển toàn…
Giáo dục quốc tế đang ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều…
Đây là câu hỏi luôn trăn trở trong lòng các bậc phụ huynh khi cân…
Trong những năm gần đây, học phí trường quốc tế đang trở thành chủ…