Khi tìm kiếm cụm từ “mất gốc tiếng Anh” trên Google, đã có gần 35 triệu kết quả tương thích. Điều này chứng tỏ người Việt Nam đang tích cực trau dồi và phát triển bản thân mỗi ngày nhằm rút ngắn dần khoảng cách với thế giới. Dù là một tín hiệu tích cực, nhưng thống kê cho thấy sinh viên và người đi làm vẫn là hai đối tượng rơi rớt kha khá kiến thức tiếng Anh phổ thông, khiến cho kết quả học tập và lộ trình thăng tiến ít nhiều bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là gì? Cách học tiếng anh cho người mất gốc ra sao? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Chúng ta thường cho rằng, người mất gốc tiếng Anh là người mù tịt hoàn toàn về thứ ngôn ngữ này, thậm chí một chữ bẻ đôi cũng không biết. Một số người thì biết được một vốn từ vựng nhất định và đôi ba cấu trúc ngữ pháp đơn giản rồi tự tin phát biểu rằng mình không hề bị “mất gốc”. Trên thực tế, đây đều là những nhầm lẫn hết sức tai hại.
Một cây cổ thụ có cao lớn, sừng sững quanh năm bất kể nắng hay mưa cũng cần một bộ gốc rễ khỏe mạnh để giúp cây phát triển. Gốc rễ hình thành nên cây, cây sinh ra những nhành cây con, rồi các nhành cây con sẽ đơm hoa kết trái. Cũng giống như việc học tiếng Anh, một khi “gốc rễ” là những kiến thức nền của bạn đã đủ đầy và vững chắc, bạn mới có thể hoàn thiện và tiếp thu thêm những kiến thức mới. Một bạn thiếu đi tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh, hay không thể áp dụng kiến thức nền vào bốn kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết sẽ được xem là “mất gốc”.
Việc chạy theo số đông và học để bằng bạn bằng bè khiến người học bị thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Đây cũng là vấn đề chung của rất nhiều bạn học sinh cấp 2, cấp 3 ngày nay, khi không biết mục đích của việc học tiếng Anh và tạo ra một lỗ hổng kiến thức được chắp vá theo thời gian.
Bên cạnh việc không có mục tiêu rõ ràng, phương pháp học sai cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Đã bao giờ bạn cảm thấy rất muốn làm chủ thứ ngôn ngữ này và quyết tâm học ngày học đêm để đạt được mục đích, nhưng kết quả hóa ra lại khiến bạn “ngã ngửa” chưa? Việc xây dựng một lộ trình học cụ thể, một phương pháp học đúng đắn chắc chắn sẽ giúp bạn đi nhanh hơn đấy!
Học tiếng Anh không chỉ là học kiến thức từ sách vở, vì mục đích cuối cùng của tiếng Anh chính là có thể giao tiếp trôi chảy với mọi người. Sự dè dặt, e ngại, hay bỏ ngang giữa chừng sẽ chỉ khiến bạn lãng phí thời gian của mình hơn mà thôi.
Với người học tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác, ngữ pháp là chìa khóa để bạn hiểu được từng câu từng từ ngoại ngữ. Từ đó, bạn biết cách để “nói đúng tiếng Anh”, vì trong giao tiếp, một lối diễn đạt đúng ngữ pháp sẽ giúp cho cuộc hội thoại trở nên thú vị và lôi cuốn hơn.
Ngoài việc áp dụng nhuần nhuyễn vào các kỹ năng Nghe – Nói – Viết, bạn có thể luyện tập ngữ pháp bằng cách nghe các chương trình podcast, giáo dục bằng tiếng Anh, tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, nơi có những người chung sở thích và sẽ nhiệt tình sửa lỗi cho bạn nếu bạn nói sai đấy.
Từ vựng tiếng Anh được ví như một bể đại dương bao la, rộng lớn mà đôi khi chính người bản xứ cũng chưa chắc nắm được hết. Vì lẽ đó, cách tốt nhất chính là không ngừng trau dồi vốn từ vựng của mình trở nên ngày càng phong phú, dễ dàng hiểu được ngữ cảnh của mọi câu chuyện và tập phản xạ nhanh khi giao tiếp.
Hãy luyện cho mình thói quen đọc sách, báo viết bằng tiếng Anh, xem các bộ phim, chương trình nổi tiếng nói tiếng Anh. Ngoài ra, bạn nên sử dụng từ điển Anh-Anh của Oxford hoặc Cambridge để tra nghĩa của từ vựng bạn không biết nghĩa. Việt này không chỉ tăng khả năng đọc hiểu tiếng Anh của bạn, mà còn giảm sự lệ thuộc vào những lớp nghĩa tiếng Việt có sẵn.
Lắng nghe và phản hồi là một kỹ năng quan trọng bạn cần luyện tập để cải thiện trình độ tiếng Anh của mình. Ban đầu, hãy tập nghe những mẩu đối thoại ngắn nhỏ với các chủ đề đơn giản, rồi dần dần đến những đoạn dài hơn, phức tạp hơn. Tập luyện bằng cách xem video và đọc phụ đề trước, rồi tăng dần độ khó lên với không phụ đề.
Giống như kỹ năng nghe, hãy bắt đầu bằng việc nói chậm rãi, từ tốn để kiểm soát lỗi ngữ pháp, phát âm và cột hơi. Hãy luyện tập trước gương nếu bạn cảm thấy chưa tự tin, hơn nữa còn giúp sửa các lỗi sai về khẩu hình. Thu âm lại bài nói hoặc tìm một bạn học cùng để giúp bạn nhìn ra và sửa các lỗi sai nhé!
Hãy đọc và thử luyện đoán các từ vựng bạn không biết nghĩa dựa vào ngữ cảnh, thuộc tính của từ, sau cùng mới tra từ điển để biết nghĩa của từ. Thường xuyên ôn tập từ vựng mới, áp dụng ngữ pháp vào ngữ cảnh thích hợp để cải thiện khả năng đọc hiểu.
“Trăm hay không bằng tay quen”, bạn luyện viết càng nhiều, kỹ năng viết của bạn sẽ ngày càng tiến bộ. Nhớ lưu ý đến ngữ pháp và chính tả của câu để có một bài viết hay và hoàn chỉnh nhé!
Tóm lại, mất gốc tiếng Anh đồng nghĩa với việc bạn sẽ quay trở về vạch xuất phát và bắt đầu lại từ con số 0. Bạn có thể tham khảo thêm một số gợi ý về cách học Tiếng Anh cho người mất gốc tại trang web thảo luận tiếng Anh. Hãy tự tin và chinh phục tiếng Anh nhé. Chúc các bạn thành công!
Câu hỏi "Bằng A Level là gì?" luôn là tâm điểm chú ý của đông…
Hạnh phúc là hành trình được vun đắp từ những nền tảng vững chắc ngay…
Kỹ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển toàn…
Giáo dục quốc tế đang ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều…
Đây là câu hỏi luôn trăn trở trong lòng các bậc phụ huynh khi cân…
Trong những năm gần đây, học phí trường quốc tế đang trở thành chủ…