Nghe là đầu vào của quá trình giao tiếp và Nói là đầu ra của giao tiếp. Nhưng luyện nghe là cả một quá trình dài đòi hỏi phải có kỹ năng và sự rèn luyện chăm chỉ. Khi bạn gặp khó khăn với kỹ năng nghe, lời khuyên thường là hãy nghe càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên nếu bạn đã thử, có lẽ lời khuyên không hiệu quả. Vì vậy bài viết dưới đây ngoài giúp bạn tìm ra những sai lầm trong luyện tiếng anh giao tiếp, còn gợi ý cho bạn giải pháp để cải thiện hiệu quả.
Đây là mục tiêu sai lầm nhất của nhiều người, vì ngay cả người bản xứ cũng không thể nghe được 100% những gì người khác nói. Hơn nữa, tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế nên nó có rất nhiều “accent”, đồng nghĩa nó có thể có vô vàn cách phát âm cho một từ. Chính vì thế, nếu nghe hiểu được 70-80% tiếng Anh, coi như bạn đã thành công
Khi mới học tiếng Anh, dịch là một quá trình tự nhiên. Nhưng ở trình độ cao hơn, dịch lại trở thành một trở lực. Lý do đầu tiên, dịch khiến bạn xử lý thông tin chậm lại do phải mất thời gian chuyển ngữ. Kế tiếp, có những từ trong tiếng Anh bạn có thể hiểu, nhưng không thể tìm từ sát nghĩa trong tiếng Việt sẽ làm cho bạn tư duy bằng tiếng Việt thay vì tiếng Anh. Cách này chỉ phù hợp duy nhất với những dịch giả chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản.
Một trong những thói quen (rất tự nhiên) là khi nghe không được một câu, bạn cố ngẫm và nghĩ câu vừa rồi có ý nghĩa gì. Điều này hoàn toàn không nên, vì bạn sẽ bị xao lãng các câu sau, và có thể mất 2-3 câu sau đó. Trong một bài nghe dài, điều này là tối kỵ. Cách nghe đúng là tập trung vào những gì bạn đang nghe, và cố hiểu những gì đang diễn ra.
Cố ngẫm lại ý nghĩa của câu trước sẽ làm bạn xao lãng nội dung chung của bài nghe đó.
Tiếng Anh có câu “one size doesn’t fit all” – không có một cỡ áo cho mọi người. Nghe tiếng Anh cũng vậy. Nếu bạn nghe suốt cả ngày mà vẫn không tiến bộ, hãy nghĩ ngay đến sai lầm đầu tiên này. “Cái áo” có thể không phù hợp với bạn. Để luyện nghe tiếng anh hiệu quả, bạn cần xem xét trình độ, sở thích, thời gian… của mình. Khi trình độ thấp, luyện nghe bằng xem phim sẽ không hiệu quả. Nếu nghe khá và quan tâm tới kinh doanh hay thời sự, bạn có thể tìm các trang phù hợp.
Quan niệm này vô cùng sai lầm, vì khi mắt bạn khi nhìn 1 từ, nội dung của từ đó sẽ mắt và lên não của bạn rất nhanh, giúp bạn dễ hiểu hơn rất nhiều. Ngược lại, khi bạn nghe một từ, tai bắt đầu phân tích âm thanh của từ đó qua giọng đọc của người bản xứ. Sau đó não tiếp tục phân tích thêm nghĩa của nó 1 lần nữa trước khi thật sự hiểu.
Chắc chắn rằng, quá trình hiểu này khó hơn nhiều so với việc đọc thông thường. Khi nghe não sẽ mất nhiều thời gian để liên kết các từ lại với nhau và hiểu được cả câu, đó là lý do các bạn sẽ rơi vào tình trạng từ gì cũng nghe được nhưng chả biết họ đang nói gì. Do đó, nếu bạn mới bắt đầu nghe hãy đọc hiểu nội dung trước và ghi ra những từ vựng mình chưa biết. Sau đó thả lỏng và bắt đầu nghe để luyện tai xem khả năng bắt từ của mình như thế nào
Nếu bạn muốn tai mình nghe đủ cường độ và não tư duy đủ cường thì ít nhất một ngày phải nghe 1 tiếng và liên tục trong từ 3-6 tháng. Thời gian lý tưởng nhất cho việc nghe là 4-6 tiếng/1 ngày nếu bạn có thể sắp xếp được, bạn có thể chia đều thời gian này cho cả ngày. Ngoài ra, bạn không nên tập trung nghe 1 lần mấy tiếng liền sẽ rất mệt và mất khả năng tập trung. Chia ra thành nhiều khung giờ là mộ trong những cách giúp luyện nghe vô cùng hiệu quả.
Sắp xếp thời gian hợp lí để học hiệu quả hơn.
Bạn hãy học từ qua rồi bắt đầu nghe chứ không phải có từ rồi mới nghe. Với những bạn mới bắt đầu nghe các bạn nên xem phần phụ đề (subtitile) hay phần transcrift ( phần nội dung) trước để hiểu được nội dung của bài nghe và biết thêm những từ vựng mới. Sau đó nghe lại mà không xem phụ đề hay từ nữa, hơn nữa bạn đừng nên vừa nghe vừa nhìn từ. Như vậy sẽ hữu dụng cho bạn nhất.
Bên cạnh đó, nghe một hoặc hai lần nếu bạn vẫn không hiểu thì cách duy nhất là bạn phải nghe 3 lần liên tục. Như vậy tai bạn sẽ nhanh chóng quen với âm thanh mới, giúp bạn từ từ sẽ hiểu được 50% nội dung nghe.
Lên mục tiêu mỗi ngày nghe ít nhất 1-2 tiếng. Dán ngay lên tường của bạn tờ giấy: Listening để ghi nhớ hàng ngày. Những bạn nào sử dụng điện thoại smart phone hãy lưu trữ những định dạng mp3 và video trên podcast là một ví dụ để nghe hàng ngày.
Với những mp3, video dài 20 phút trở lên hãy chia ra thành mỗi đoạn 5 phút và luyện nghe trong 5 phút/ 1 lần thôi các bạn nhé. Nội dung từ 3-5 phút là hợp lý để hiểu được người bản ngữ nói gì. Không nên nghe tù tì 10 phút trở lên sẽ rất mệt và mất tập trung. Mỗi hiệp 5 phút như vậy, nghỉ não 5 phút để nghe nhạc thư giãn hay làm gì bạn thích. Bạn nào có khả năng tập trung cao thì tăng thời gian 1 hiệp lên 10 phút nhé.
Với mp3 và video, các bạn hãy đọc trước subtitle và transcrift. Sau đó gạch chân những key words trong bài và những từ chưa biết, tra từ điển để hiểu nghĩa. Đọc hiểu lại bài chỉ qua key words, nắm nội dung tổng thể theo key words. Sau đó bật file nghe lên, không nhìn sub, thả lỏng và lắng nghe một cách có ý thức. Nghe lần thứ nhất để nắm bắt key words. Nghe lần 2,3,4,5, tiếp tục bắt key words, xem bản thân bắt được bao nhiêu key words đã biết và hiểu được nghĩa trong thời gian chớp nhoáng không? Nghe lần thứ n, sau đó gom các key words lại thật nhanh để hiểu nghĩa tổng thể.
Ngày hôm sau nghe lại lần nữa thử xem bắt lại được bao nhiêu phần trăm nội dung, bạn sẽ thấy bất ngờ vì có những từ bạn sẽ quên nhưng cảm giác nghe dễ chịu hơn rất nhiều. Nghe đến khi nào cả đoạn file đó, video đó bạn nghe lại mà hiểu được rất nhanh các ý hay bật đoạn nào bất kỳ cũng hiểu được, lúc đó bạn sẽ thành công
Để cách này trở nên hiệu quả, bạn nên xem trước bộ phim, chương trình để thỏa mãn trí tò mò, không vừa học vừa xem. Trước hết xem lời thoại tiếng Việt sau đó chuyển qua lời thoại tiếng Anh. Tiếp tục tắt cả 2 lời thoại, thư giãn, tập trung vào diễn viên và nghe cùng với bối cảnh. Cuối cùng, không những để hiệu quả cho kĩ năng nghe mà còn kĩ năng nói thì bạn nên Nhái lại theo giọng của diễn viên để tăng thêm cảm xúc và luyện ngữ điệu luôn. Cách học này nghe có vẻ lạ, nhưng chắc chắn sẽ đem lại kết quả rất tích cực cho bạn đó.
British Council – trung tâm tiếng Anh nổi tiếng về chất lượng tiếng Anh bậc nhất Việt Nam.
Trên đây là tổng hợp hầu hết các sai lầm trong quá trình luyện nghe tiếng Anh giao tiếp, bên cạnh đó là những gợi ý vô cùng chi tiết để giúp bạn học hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để tự tạo môi trường học tiếng Anh hiệu quả là một quá trình rất gian nan về thời gian cũng như nỗ lực của người học. Nếu bạn cảm thấy quá khó nhưng lại rất muốn nâng trình độ tiếng Anh hiệu quả, thì bạn nên tìm cho mình những trung tâm tiếng Anh uy tín để đẩy nhanh quá trình này và hỗ trợ bạn có kết quả tốt nhất. Hiện nay, British Council là một trong những tổ chức giáo dục uy tín và lâu đời nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tại đây bạn còn được kiểm tra trình độ hoàn toàn miễn phí và đội ngũ nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ bạn lựa chọn khóa học phù hợp nhất với trình độ của bản thân nhé.
>>> Xem thêm: Các khóa học tiếng anh giao tiếp của British Council
Câu hỏi "Bằng A Level là gì?" luôn là tâm điểm chú ý của đông…
Hạnh phúc là hành trình được vun đắp từ những nền tảng vững chắc ngay…
Kỹ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển toàn…
Giáo dục quốc tế đang ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều…
Đây là câu hỏi luôn trăn trở trong lòng các bậc phụ huynh khi cân…
Trong những năm gần đây, học phí trường quốc tế đang trở thành chủ…