Khái niệm vai trò của giáo dục

Giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng hay quá trình chuyển giao hệ thống tri thức, kinh nghiệm xã hội của thế hệ này cho các thế hệ kế tiếp nhằm hình thành và phát triển nhân cách, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của đời sống xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.

Theo nghĩa hẹp giáo dục gắn với quá trình hình thành và phát triển hệ thống nhà trường (giáo dục nhà trường) là các hoạt động có mục đích và nội dung định cho từng bậc học và loại trường và được thực hiện một cách có kế hoạch, hệ thống trong khuôn khổ nhà trường.

Giáo dục cũng có thể được dịnh nghĩa một cách cụ thể hơn như sau: Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng đó dần có hững phẩm chất và ngăng lực do yêu cầu đặt ra.

Như vậy, mỗi người có một quan điểm về giáo dục, song trong đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm với nghĩa giáo dục là sự tác động một cách có hệ thống để cho đối tượng bị tác động có phẩm chất và năng lực mà xã hội yêu cầu.

  • Khái niệm vai trò

Theo định nghĩa của Dahrendorf người ta có thể hiểu vai trò là một tập hợp những kì vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi của những người mang các địa vị…Ở mức độ này thì mỗi vai trò riêng là một tổ hợp hoặc nhóm các kì vọng hành vi.

Ngoài ra, trong cuốn Xã hội học của Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng xuất bản năm 1997 cũng đưa ra một định nghĩa khác về vai trò: Vai trò là tập hợp các mong đợi, các quyền và nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể. Những sự mong đợi này xác định các hành vi của con người được xem như là phù hợp, không phù hợp đối với người chiếm giữ một địa vị [4].

Một vai trò nghĩa là tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định [11, tr.54].

Qua các khái niệm trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với vai trò mang nghĩa là các mong đợi, quyền lợi và nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể.

More Articles for You